Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Uống sữa đậu nành như thế nào cho khoa học?

uống sữa đậu nành 5
Nên uống sữa đậu nành như thế nào cho khoa học, thưa BS?
Nếu có thời gian và điều kiện thì tốt nhất là tự làm sữa đậu nành tại nhà. Khi chế biến sữa đậu nành, trước hết người ta rửa sạch và ngâm đậu trong nước từ 6 – 8h, khi hạt đậu nở to, bong vỏ thì xát vỏ, đãi vỏ, cho vào máy xay sinh tố xay, cho nước theo tỉ lệ 100 – 150g đậu cho 1 lít nước, dùng túi vải lọc vắt lấy nước sữa, rồi đun sôi khoảng 10 – 15 phút.
Quá trình chế biến đậu nành như vậy sẽ không có độc hại nào phát sinh. Tuy nhiên cần phải chọn loại đậu không bị mốc.

Sữa đậu nành có lượng prôtêin không thua kém sữa bò, nhưng lượng đường và chất béo, cũng như một số chất khoáng thì ít hơn. Do đó, nếu dùng đậu nành làm thức ăn duy nhất cho trẻ nhỏ thì không tốt. Để khắc phục nhược điểm này, người ta có thể cho thêm một chút dầu ăn vào trong và hòa thêm ít đường khi uống. Hoặc có thể pha sữa đậu nành với sữa đặc có đường thì rất tốt vì kết hợp được cả đạm động vật và thực vật, hàm lượng đạm trong sữa đặc có đường thấp sẽ được đạm trong đậu nành bù lại. Ở các nước có công nghệ thực phẩm phát triển, người ta có thể bổ sung thêm chất béo, đường và các chất khoáng như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, D... vào bột sữa đậu nành, khi đó, sữa đậu nành trở nên một sản phẩm có thể thay thế được sữa bò, dùng được cả cho trẻ sơ sinh.

Đối với trẻ em từ 1- 5 tuổi nên uống 500- 600ml/ngày, khi uống cho thêm đường. Những cháu nhẹ cân suy dinh dưỡng có thể cho thêm dầu ăn vào, cứ 100ml có thể bổ sung 5ml dầu ăn, pha cùng sữa đặc có đường càng tốt. Người lớn cũng chỉ nên uống 500ml/ngày, nếu ai có nguy cơ bị thừa cân thì chỉ nên uống không có đường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét